on the slide, 🍓 sống

#FIRE Làm bảng tự do tài chính và tính Net worth của mình

#FIRE hay Financial independence, Retire early là chuỗi bài viết mình viết về hành trình theo đuổi tự do tài chính và lối sống đơn giản ở Saigon.

2 tháng nữa kết thúc năm 2021, mình mở bảng tính tài chính cá nhân ra và ồ quao nhận ra: còn đúng 2 tháng nữa để mình chạy nước rút đạt mục tiêu của… năm 2022 ?

Có nghĩa là mình đi trước kế hoạch 1 năm.

Đồng nghĩa là điểm rơi Tự do tài chính (financial freedom) của mình được rút ngắn 1 năm — ý nghĩa lớn đằng sau những kiên trì tủn mủn, từng bước bò trườn đến mỗi mục tiêu.


Mình có một bảng Google sheet tính toán điểm rơi FIRE

Đó chính là bảng Personal finance (Tài chính cá nhân) mình dựng trên Google sheet, một cách bản năng. Trong đó, sheet Retirement có nhiệm vụ tính toán điểm rơi FIRE và sheet Dashboard có chiếc chart thể hiện % hoàn thành mục tiêu đó. Mình share ở blog Quản lý tài chính cá nhân trên một bảng Google sheet

Template_Personal finance

Mình là một người không nhạy về số, không dùng đồng tiền làm công cụ đánh giá nên không mấy quan tâm đến việc kiếm tiền. Mình luôn làm việc bất cần theo kiểu mình có thực sự thích công việc đó không, thay vì việc đó kiếm được bao nhiêu tiền, tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Mình đã sống như vầy, rất ổn, trong 3 năm đầu đi làm.

Cho đến năm 2020 khi mình làm full-time freelancer, nhận ra bản thân khá là thích thú cái lối sống tự do tự lo này và lần đầu tiên mình tự hỏi: “Có cách nào để ung dung làm việc mình thích mà không lo sợ ốm đói tuổi già không?”

*Lịch sử nhảy việc và nghỉ việc dài hạn bum ba là bum khiến cái lương hưu trở nên bất trị với mình, không thể dựa vào nó mà sống được.

FIRE = Financial independence, Retire early (Tự do tài chính, nghỉ hưu sớm sủa) đã cho mình câu trả lời thích thú. Có vẻ đây là cách giúp mình sống chill không chết đói ?

FIRE là hành trình tích luỹ và đầu tư kiên trì qua thời gian dài 10-20 năm để tận dụng sức mạnh lãi kép tạo nên quỹ lương hưu dồi dào; khi đạt được FIRE, lãi suất hàng năm của quỹ lương hưu sẽ chi trả thoải mái cho cuộc sống của mình ngay cả khi mình ngừng đi làm kiếm tiền. Điều thú vị là số tiền trong quỹ lương hưu ấy vẫn ở đấy, không giảm đi một miếng nào.

Tìm hiểu trên blog The Present Writer, chị Chi Nguyễn và podcast HIEU.TV, anh Hiếu Nguyễn, mình bắt đầu thực hành FIRE với những bước cơ bản:

  • Tạo một bảng tính ghi nhận chi tiêu cá nhân đơn giản
  • Tính toán Số tiền mình cần để về hưu = Số tiền mình cần để sống trong 1 năm x 25 (ví dụ: mình cần 240 triệu/năm thì tổng số tiền mình cần là 6 tỷ đồng; con số trên phù hợp với các nước phát triển với lãi suất ngân hàng trung bình 4% nhưng số lần có thể giảm xuống 18-20 khi lãi suất trung bình đạt 6-7% nhưng mình cứ 25 cho chắc) → điền vào mục tiêu FIRE
  • Audit lại tình hình tài chính hiện tại
    • Nợ (debt): Có khoản nợ kinh điển nào không? Có thể trả trước cho “nhẹ người” không?
    • Thu nhập (income): Khoản thu chính và phụ? % chủ động và % thụ động?
    • Chi tiêu (expense): Có tiêu gì ngu ngốc không? Tài sản (asset) hay tiêu sản (liability)?
  • Xác định mình ở giai đoạn sẵn sàng cho FIRE: Thu nhập ổn định, có một khoản nợ ngắn hạn có thể trả đúng hạn trong năm và có sự ủng hộ lớn từ ba má =))
  • Tìm cách đạt được mục tiêu FIRE
    • Gia tăng thu nhập, chi tiêu thông minh
    • Đặt mục tiêu tài chính theo năm


Mình tính Net worth của bản thân bằng những điểm mở của nhận thức

Mình chính thức thực hành FIRE vào tháng 4/2021, đến thời điểm mình viết bài này là cuối tháng 10/2021, tròn 07 tháng để x1.5 giá trị tích luỹ vật chất và đủ để nhận thức một cách chân thật: FIRE không phải là đích đến và Net worth của mình cũng không được tính bằng tổng số tiền mình có cộng lại.

Để “tìm cách đạt được mục tiêu FIRE”, mình đã tự học và rướn người hiểu biết nhiều hơn mỗi ngày, mình điềm đạm vững vàng, hào hứng vì những bước tiến nhỏ trong nhận thức hơn là những con số nhấp nháy trên bảng tính được lắp sẵn hàm.

Để bắt đầu quản lý Tài chính cá nhân, mình đã:

  • “Xoá mù” bằng một khoá nền tảng về Personal finance trên Linkedin
  • Cặm cụi đưa những chỉ số đo lường cơ bản (Thu nhập, Chi tiêu, Nợ, Đầu tư) vào bảng tính Google sheet từ hàm đơn giản đến nâng cao, từ đọc-hiểu đến automated visualization
  • Đọc và thấm thía tài sản (asset) và tiêu sản (liability) để mỗi lần vun tay mua sắm một món đồ mình đều xác định được “giá trị thực” mà nó mang lại mà quyết định kĩ càng
  • Biết đến lãi kép (compound interest), PV (present value), FV (future value), lạm phát hay chỉ số giá tiêu dùng CPI nghe rất vĩ mô vào định giá quỹ lương hưu mình cần có

Để chi tiêu thông minh, mình đã:

  • Chia cơ cấu tài chính của mình thành 3 quỹ chính (theo anh Hiếu Nguyễn): Emergency fund, Rainy day fund, Investment và kiên trì đặt vào chúng những giá trị tương ứng
  • Tìm hiểu Bảo hiểm nhân thọ mà không sa đà vào những tiêu cực thường thấy trên thị trường, có nhận định riêng về sự bảo vệ tài sản và cuộc sống lỡ có bất trắc xảy ra
  • Tiêu huỷ những khoản nợ xấu, thường đến từ việc ăn uống sa đoạ, mua sắm vô độ những khi tâm trạng xấu xí; vẫn dùng credit card nhưng thanh toán triệt để khi vừa phát sinh giao dịch, đảm bảo tài khoản luôn dương
  • Đơn giản hoá cuộc sống với những khoản chi tiêu cần thiết, việc xem chừng là “thắt lưng buộc bụng” trong thời gian giãn cách giúp mình tách rời vật chất hơn, cảm nhận sự đủ đầy ngay cả khi nhấm nháp một củ khoai luộc, bước ra ban công hứng tí nắng ấm hay tự vẽ một bức tranh thay vì một món quà đắt giá
  • Luôn ưu tiên một khoản ngân sách cho học tập và trải nghiệm, như đăng kí một khoá học online, nghe chia sẻ từ sự kiện người thật việc thật, mua sách để ngấu nghiến nghiền ngẫm, sửa lại một chiếc xe đạp cũ hay trải nghiệm một món đồ công nghệ mới,… hơn là mua đồ hiệu, ăn sang chảnh quá nhiều

Để gia tăng thu nhập, mình đã:

  • Đa dạng hoá các nguồn thu nhập và review liên tục theo tháng, thực hành theo mô hình 80-20: 20% nỗ lực mang lại 80% giá trị
  • Tăng thu nhập = tăng giá trị năng lực và chuyên môn, quản lý học việc nhưng vẫn phải xắn tay áo lên làm một cái plan, sửa từng miếng format, viết từng bài content dù là nhỏ nhất
  • Tìm kiếm cơ hội và gia tăng trải nghiệm trong công việc, nếu mình đứng yên thì giá trị tạo ra sẽ nhỏ dần rồi mất hút, ngoài công việc chuyên môn về Marketing, mình còn lân la sang các mảng Operation, HR, Recruitment & Training và ứng dụng kiến thức lượm lặt được vào Corporate finance,… để trở thành một Generalist không thể thay thế được ở công việc này và cả những cơ hội công việc sau nữa (nhưng sẽ không được là Specialist nữa ahuhu)
  • Học về đầu tư tạo ra dòng tiền thụ động, nghe “tiền của bạn vẫn đang hoạt động tạo ra tiền ngay cả khi bạn đang ngủ hoặc không làm gì” thiệt thích, để có thể lười biếng thì phải thật kiên trì và thông thái, là mình đã cắm mặt nghiên cứu chứng khoán (đánh giá bảng tài chính doanh nghiệp và phân tích kĩ thuật, Giang Economics), các loại quỹ mở và trái phiếu, một ít coin và một ít những cái khác…

Và làm được những việc trên, mình đã:

  • Hào hứng vô cùng với cả một bầu trời kiến thức rộng mở, trong đó mình là hạt cát nhỏ và tâm thế “mình không biết gì cả, mình phải thật chăm chỉ học tốt mọi thứ”
  • Kiên trì với từng bước đi nhỏ lẻ, nhẹ nhàng gồng lỗ qua những giai đoạn khó khăn, có lẽ đây là chiến lược “sống” phù hợp với tính cách lề mề, chậm chạp có đôi phần biếng nhát của mình, không đao to búa lớn mà ung dung tự tại
  • Sống tự tin và chân thật hơn, mình nói có khi mình sẵn sàng làm được và nói không khi mình chưa làm được hoặc không mấy thích thú, không fail expectation của ai hết và dần bỏ được tính xấu “fake it until you make it”

*Links khoá học, thông tin mình tự học được trên từng bullet point trên ^^

Net worth = tangible assets + intangible assets thì ngoài x1.5 bé nhỏ đó ra thì mình có một rổ nhận thức rộng mở trên mà mình thích thú gọi là core competencies, rất cơ bản rất tủn mủn để mình không ngừng cóp nhặt và learning from doing ?

Nhớ Hàn Quốc quá chứ hình không liên quan gì :>


Mình sẽ làm gì tiếp theo?

Thực ra mình đã mature cuộc hành trình này đâu, nên mình vẫn cứ cặm cụi làm những việc học hỏi và thực hành trên cuộc hành trình này thôi. Và mình rất muốn ghi lại từng điểm trên cuộc hành trình này, những điều mình học hỏi được và cuộc sống mình trở nên đơn giản chân thật như thế nào.

Bài viết này là bước đầu tiên của cuộc hành trình dài hơi:

#FIRE hay Financial independence, Retire early — hành trình theo đuổi tự do tài chính và lối sống đơn giản của mình ở Saigon.