#keytakeaways Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett
Cuốn Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett (Warren Buffett and the interpretation of Financial Statement: The search for the company with a durable competitive advantage, by Mary Buffett and David Cleark, book in Goodreads)
Nghiền ngẫm và thấu hiểu Báo cáo tài chính của từng công ty đầu tư là công đoạn kĩ và sâu trong hành trình đầu tư của Warren Buffett, cũng trở thành điểm độc nhất trong chiến lược Đầu tư dài hạn nhiều năm, nhân tỉ suất lợi nhuận lên nhiều lần và không tốn đồng nào cho chi phí giao dịch trên sàn.
Nhà đầu tư (cá nhân và tổ chức) tiềm năng sẽ tìm thấy (theo Goodreads)
– Những nguyên tắc thấu hiểu Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement) và Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
– Chi phí R&D (Research and development) cao có thể giết chết một doanh nghiệp, tại sao?
– Giới hạn cho những khoản nợ của doanh nghiệp trước khi tình hình xấu đi
– Công thức tính để xác định một công ty với Lợi thế cạnh tranh bền vững (Durable Competitive Advantage) – yếu tố tạo nên khoản đầu tư thành công dài hạn
– Cách Warren Buffett đánh giá một công ty thông qua Báo cáo tài chính
– Những loại công ty Warren Buffett sẽ không đầu tư dù giá có hời thế nào
Hưn’s key takeaways
Đặc điểm các công ty được lựa chọn
- Lợi thế cạnh tranh bền vững (Durable Competitive Advantage) = Lợi thế độc quyền với đối thủ cạnh tranh
- Kinh doanh trong lĩnh vực quen thuộc = Khả năng thu hồi vốn và mở rộng cao
- Thời gian giữ lâu = Không phải trả phí giao dịch và thuế thu nhập
⇒ Philosophy: đầu tư không nhất thiết phải mạo hiểm
3 loại Báo cáo tài chính và hạng mục cần zoom in
Báo cáo hoạt động kinh doanh (Income Statement)
- Lợi nhuận biên
- Tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
- Sự nhất quán và xu hướng lợi nhuận của công ty
Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)
- Tiền mặt hiện có
- Nợ
- Lợi thế cạnh tranh bền vững của công ty
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement)
- Tiền chi cho cải tiến quy trình
- Tiền đầu tư trái phiếu và cổ phiếu
1️⃣
- Doanh thu
- Không có nhiều giá trị. Trừ khi so sánh với các mốc thời gian.
- Giá vốn hàng bán (Chi phí của doanh thu)
- Giá vốn hàng bán = Chi phí mua hàng hoá để bán lại / Chi phí nguyên vật liệu, lao động để tạo nên sản phẩm
- Gọi là Chi phí của doanh thu khi công ty kinh doanh dịch vụ
- Càng thấp càng tốt
- Lợi nhuận gộp / Tỉ suất lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bánTỉ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
- Nếu không có lợi thế cạnh tranh bền vững, công ty phải cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm/dịch vụ.
- Tỉ suất lợi nhuận > 40% → tiềm năng
- Tỉ suất lợi nhuận < 20% → thị trường/ngành cạnh tranh cao, không có công ty nào cạnh tranh bền vững với đối thủ.
- Cần xem xét và so sánh hàng năm ⇒ Tỉ lệ lợi nhuận gộp cao, ổn định → Lợi thế cạnh tranh bền vững
- Chi phí hoạt động kinh doanh
- Chi phí hoạt động kinh doanh = Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp + Chi phí nghiên cứu, phát triển + Khấu hao, phân bổ
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động kinh doanh
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp = Lương quản lý + Chi phí quảng cáo & marketing + Đi lại + Hoa hồng + Lệ phí pháp lý + tương tự
- Chi phí này có sự biến thiên của các doanh nghiệp
- Công ty chi 100% cho Chi phí bán hàng và quản lý so với Lợi nhuận gộp → ngành/thị trường có tính cạnh tranh cao.
- Công ty có lợi nhuận gộp giảm, cần cắt giảm Chi phí bán hàng và quản lý
- Optimized rate: 30% ⇒ Tránh xa những công ty có Chi phí bán hàng và quản lý CAO LIÊN TỤC
- Chi phí nghiên cứu và phát triển
- Nếu lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng bằng sáng chế (dược phẩm, công nghệ,…) thì khi bằng sáng chế hết hạn HOẶC sáng chế mới thất bại → lợi thế cạnh tranh bền vững biến mất ⇒ Chi phí nghiên cứu và phát triển cao → Không có lợi thế chắc chắn.
- Khấu hao
- Chi phí khấu hao thể hiện tỉ lệ máy máy, thiết bị lớn, nhỏ được sử dụng để sản xuất sản phẩm/dịch vụ ⇒ Chi phí khấu hao thấp → Lợi thế cạnh tranh bền vững
- Chi phí lãi vay
- Là chi phí tài chính, không tính là chi phí kinh doanh, không bị ràng buộc bởi quy trình sản xuất hay bán hàng.
- Thể hiện tổng nợ của công ty. Chi phí lãi vay càng cao → Tổng nợ càng lớn.
- Công ty có Chi phí lãi vay cao:
- Ngành cạnh tranh khốc liệt → cần chi phí vốn để duy trì tính cạnh tranh
- Có lợi thế kinh tế quá tốt → vay nợ khi công ty khác mua lại trong thương vụ sáp nhập sử dụng nợ vay (leveraged buyout)
- Xác định công ty có Chi phí lãi vay CAO → so sánh với các công ty trong ngành ⇒ Chi phí lãi vay cao → Không có Lợi thế cạnh tranh bền vững
- Lãi/lỗ do thanh lý tài sản và Kết quả từ các hoạt động khác
- Lãi/lỗ do thanh lý tài sản là chênh lệch giá trị thanh lý tài sản so với giá trị sổ sách.
- Kết quả từ hoạt động khác không đến từ hoạt động kinh doanh, mang tính thất thường và không thường xuyên ghi nhận trong Báo cáo hoạt động kinh doanh.
- Không dùng để xác định Lợi thế kinh doanh bền vững.
- Lợi nhuận trước thuế
- Dùng để xem xét mua lại toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần thông qua mua cổ phiếu ở thị trường mở.
- Dùng để so sánh công ty với các khoản đầu tư khác.
- Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững khi “trái phiếu mang đặc điểm của cổ phiếu – equity bond“
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
- Xem xét doanh thu thực sự của công ty
- Nếu công ty khai báo thuế không minh bạch → thường lừa dối cổ đông → không có Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Lợi nhuận thuầnLợi nhuận thuần = Doanh thu – Tất cả chi phí – Thuế
- Lợi nhuận thuần tăng trưởng nhất quán trong các năm
- Tỉ lệ lợi nhuận thuần so với Tổng doanh thu cao hơn đối thủ cạnh
- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
- Là lợi nhuận thuần của công ty tính trên từng cổ phiếu trong một thời điểm.
- EPS cao → giá chứng khoán cao ⇒ So sánh EPS trong 10 năm → tính nhất quán và xu hướng tăng/giảm
2️⃣
Tài sản = Tiền mặt + Nhà xưởng, thiết bị + Bằng sáng chế + Công cụ khác
Tổng Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Tổng Tài sản = Tổng Nợ + Tổng Vốn chủ sở hữu
? Tài sản lưu động (Current asset or Working asset)
Chu kì: Tiền mặt → Hàng tồn kho → Các khoản phải thu → Tiền mặt
- Tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn
- Bao gồm: tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng, trái phiếu, tài sản có tính thanh khoản cao.
- Khi công ty có nhiều tiền mặt:
- Có ngành đang tạo ra doanh thu nhiều hơn chi phí
- Bán một ngành kinh doanh, thanh lý tài sản
- Bán trái phiếu, cổ phiếu mới ra công chúng ⇒ Xác định = đối chiếu Bảng cân đối kế toán trong 7 năm gần nhất
- Khi công ty không có nhiều tiền mặt:
- Tình hình tài chính tệ
- Các khoản đầu tư khác
- Lượng tiền mặt là lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ khác (Cash is King)
- Hàng tồn kho
- Lượng hàng tồn kho và Lợi nhuận thuần tăng trưởng tương ứng → Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Lượng hàng tổn kho biến thiên qua các năm → ngành có tính cạnh tranh cao.
- Các khoản phải thu (thuần)Các khoản phải thu (thuần) = Các khoản phải thu – Nợ xấu
- Tỉ lệ Các khoản phải thu (thuần) trên Doanh thu CAO → công ty đang hoạt động trong ngành cạnh tranh cao (cung cấp điều khoản thanh toán >30 ngày để tạo lợi thế)
- Tỉ lệ Các khoản phải thu (thuần) trên Doanh thu THẤP → công ty có lợi thế khác biệt với các công ty đối
- Chi phí tạm ứng & Tài sản lưu động khác
- Các khoản phí doanh nghiệp trả trước cho sản phẩm, dịch vụ nhưng chưa có quyền sở hữu.
- Tổng tài sản lưu động và Hệ số thanh toán hiện hànhHệ số thanh toán hiện hành (current ratio) = Tổng tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
- Dùng để xác định tính thanh khoản của công, thường < 1.
- Hệ số thanh khoản < 1 → công ty TỐT
- Hệ số thanh khoản > 1 VÀ tăng trưởng Lợi nhuận thuần bền vững → công ty RẤT TỐT, chuyển hoá tiền mặt thành các khoản đầu tư.
? Tài sản cố định (Fixed asset)
- Đất đai, nhà xưởng, thiết bị
- Được ghi nhận theo chi phí ban đầu, trừ đi khấu hao luỹ kế. Mỗi năm chi phí khấu hao sẽ được nhận ở mục Khấu hao ⇒ Lợi thế cạnh tranh bền vững = Không cần nâng cấp nhà xưởng, thiết bị cho đến lúc chúng hao mòn.
- Lợi thế thương mại thuần (goodwill)
- Lợi thế thương mại thuần khi công ty được mua với giá cao hơn giá trị sổ sách (book value).
- Khi một công ty ghi nhận Lợi thế thương mại, khả năng cao nó đã mua lại công ty có Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Tài sản vô hình
- Tài sản vô hình = Bằng sáng chế, bản quyền tác giả, nhượng quyền thương mại, thương hiệu,… không thể nắm bắt về vật chất.
- Nội bộ (internally developed intangible assets) không được ghi nhận khoản tài sản này vào Bảng cân đối kế toán. Chỉ được ghi nhận khi bên thứ 3 mua HOẶC được mua lại.
- Các khoản đầu tư dài hạn
- Đầu tư dài hạn = Cổ phiếu + Trái phiếu + Bất động sản (> 1 năm)
- Được ghi nhận bằng Chi phí sổ sách HOẶC thị giá (chọn giá thấp hơn). Dù giá trị thực đã tăng cao nhưng không được ghi nhận → có thể công ty nắm giữ nguồn đầu tư lớn nhưng KHÔNG được ghi nhận trên Bảng cân đối.
- Đầu tư vào các công ty có Lợi thế cạnh tranh bền vững là điểm +++ ⇒ Thể hiện quan điểm đầu tư của Ban quản lý: có thận trọng và bền vững không.
- Tài sản dài hạn khác
- Thể hiện rất ít về Lợi thế cạnh tranh bền vững.
? Tổng tài sản và Tỉ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA)
Tỉ suất lợi nhuận (ROA) = Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản
- Tổng tài sản CAO → Rào cản gia nhập ngành và là Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Mặt khác, tỉ suất ROA càng CAO càng TỐT.
? Nợ
Nợ hiện hành
Nợ hiện hành = Các khoản nợ đến hạn trong năm tài chính.
- Các khoản phải trả, Chi phí trích trước và Nợ ngắn hạn khác
- Các khoản phải trả = Tiền nợ các đơn vị đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho công ty.
- Chi phí trích trước = Chi phí công ty phải trả định kì trong tương lai gần, bao gồm thuế doanh thu phải nộp, lương phải trả và tiền thuê nhà (luỹ kế)
- Các khoản nợ khác = Các khoản không được liệt kệ.
- Nợ ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn = Các khoản vay phải trả trong 1 năm
- Công ty có thể vay nợ ngắn hạn để cho vay lại dài hạn với lãi suất cao hơn (trường hợp lí tưởng) → “đáo hạn nợ” (rolling over the debt)
- Tránh xa công ty có Nợ ngắn hạn > Nợ dài hạn.
- Nợ dài hạn đến hạn
- Nợ dài hạn = Các khoản vay > 1 năm phải trả trong năm hiện hành
- Công ty có Nợ dài hạn CAO trong cùng 1 năm:
- Thời cơ MUA vào khi các nhà đầu tư khác e ngại
- Quá CAO dẫn đến vấn đề dòng tiền, phá sản
- Tổng nợ hiện hành và Tỉ suất thanh toán hiện hành
- Tỉ suất thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Tổng nợ hiện hành
- Thể hiện khả năng thanh toán hiện hành.
- Không có giá trị khi xem xét Lợi thế cạnh tranh bền vững. Vì các công ty có Lợi thế thường có Tỉ suất < 1 (hệt như các công ty tệ)
Nợ dài hạn
- Nợ dài hạn
- Công ty ít có HOẶC không có nợ dài hạn → Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Công ty kinh doanh hiệu quả có thể dùng Lợi nhuận thuần trong 1 năm để trả hết Nợ dài hạn của 3-4 năm.
- Nếu công ty có Lợi thế cạnh tranh bền vững đột nhiên có Khoản nợ dài hạn lớn → Rất có thể công ty vừa có vụ sáp nhập Leveraged Buyout. Khi công ty có Nợ CAO, công ty tập trung tạo ra lợi nhuận để trả nợ thay vì phát triển công ty.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp chưa nộp, Quyền lợi cổ đông thiểu số và Nợ khác
- Thuế thu nhập, Nợ khác không có nhiều ý nghĩa.
- Quyền lợi cổ đông thiểu số:
- Khi đầu tư vào công ty khác với cổ phần <80%, công ty ghi nhận giá mua vào Bảng cân đối kế toán.
- Khi đầu tư hơn 80% vào một công ty, công ty mẹ ghi nhận 100% Lợi nhuận và 100% Nợ của công ty con vào. 20% giá trị cổ phần còn lại ghi nhận vào Quyền lợi cổ đông thiểu số.
Tổng nợ và Tỉ suất nợ trên Vốn chủ sở hữu
- Tỉ suất = Tổng Nợ / Vốn chủ sở hữu
- Tỉ suất < 1 → Lợi thế cạnh tranh bền vững và đáng mơ ước.
? Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu = Cổ phiếu ưu đãi + Cổ phiếu thường + Thặng dư vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại – Cổ phiếu quỹ
- Cổ phiếu ưu đãi & Cổ phiếu thường
- Trái phiếu — Công ty phải trả lại vào một thời điểm nhất định.
- Cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường — Công ty không phải trả lại.
- Được ghi nhận Mệnh giá trong Bảng cân đối kế toán, nếu có chênh lệch khi bán ra thì ghi nhận phần chênh lệch ở Thặng dư vốn cổ phần.⇒ Không có Cổ phiếu ưu đãi → Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Cổ phiếu quỹ
- Khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ, công ty có thể:
- Huỷ đi → Không tồn tại, không xuất hiện trên Bảng cân đối
- Phát hành lại → Ghi nhận giá trị âm (vì giảm Vốn chủ sở hữu) ⇒ Công ty có Cổ phiếu quỹ → Có nhiều tiền mặt nhàn rỗi → Lợi thế cạnh tranh ⇒ Công ty mua lại Cổ phiếu quỹ để giảm Vốn chủ sở hữu → Tăng tỉ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu → cần xem xét
- Khi công ty mua lại cổ phiếu quỹ, công ty có thể:
- Tỉ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỉ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu = Lãi thuần / Vốn chủ sở hữu
- Tỉ suất CAO → Công ty sử dụng Lợi nhuận chưa phân phối hiệu quả. Theo thời gian, tỉ suất cao tích luỹ và làm tăng giá trị cơ bản của doanh nghiệp, cuối cùng chứng khoán sẽ công nhận thông qua sự tăng giá cổ phiếu.
- Lưu ý — Trường hợp Vốn chủ sở hữu ÂM:
- Lợi nhuận QUÁ CAO → Chia hết cho cổ đông. Lợi nhuận thuần CAO & Vốn chủ sở hữu THẤP → Lợi thế cạnh tranh bền vững.
- Lợi nhuận THẤP → Công ty bết bát.
? Đòn bẩy
- Sử dụng nợ vay đưa vào kinh doanh, tận dụng % chênh lệch giữa lãi suất vay và lợi nhuận thuần => Hạn chế, không mang lại Lợi thế cạnh tranh bền vững.
3️⃣
Cashflow = Báo cáo “dòng tiền dương” hay “dòng tiền âm”
- Chi phí vốn
- Là tiền mặt hoặc tài sản tương đương có trạng thái cố định được nắm giữ hơn 1 năm (đất đai, nhà xưởng, thiết bị,…) ⇒ Chi phí vốn = 25-50% Lợi nhuận thuần hàng năm → Lợi thế cạnh tranh bền vững hoạt động trong lĩnh vực quen thuộc.
- Cổ phiếu quỹ: Tăng tài sản cổ đông mà không phải chịu thuế
- Công ty có Lợi nhuận CAO → Mua lại cổ phiếu quỹ → Giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành → Tăng thu nhập trên cổ phiếu → Giá cổ phiếu tăng.
- Cổ đông giàu có hơn nhưng không phải chịu thuế khi BÁN khi cổ phiếu ⇒ Xem tại “Thu từ việc phát hành (thu hồi) cổ phiếu thuần”
Trái phiếu mang đặc điểm cổ phiếu
Trái phiếu công ty có tốc độ tăng trưởng như cổ phiếu → Lợi nhuận trước thuế thực tế của công ty chi trả → Lợi thế cạnh tranh bền vững.
Mình tìm cuốn đọc cuốn sách vào đầu năm 2021, khi tìm kiếm một option đầu tư bền vững để vững bước tiến đến Tự Do Tài Chính, vừa hay cái team nhỏ #phewlab cũng cần một chút kiến thức tài chính doanh nghiệp, thế là bùm chéo, một công đôi chuyện. Thích hợp cho cả hai phía, khi là nhà đầu tư cá nhân trên sàn tính nhanh tỉ lệ Bảng cáo cáo giữa những năm và khi là công ty đi gọi vốn thiết kế lộ trình đạt được những cột mốc tài chính bền vững (được thể hiện trên bảng) ?